11/07/2021

Hệ thống thông gió tầng hầm chất lượng, ổn định, tiết kiệm không thể bỏ qua những điều này

Hệ thống thông gió tầng hầm chất lượng, ổn định, tiết kiệm không thể bỏ qua những điều này

 

Thông gió tầng hầm là gì?

 

Thông gió tầng hầm là tạo ra sự luân chuyển, trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài tầng hầm, hoặc với các tầng trên của tầng hầm giúp giảm tải chất độc hại, cung cấp khí tươi và tạo sự thông thoáng cho con người hoạt động dưới tầng hầm.

 

Tại sao phải thông gió cho tầng hầm? 

 

Tầng hầm là nơi ẩm thấp, ngột ngạt hơn tất cả các khu vực khác trong tòa nhà. Với các tầng hầm chỉ đơn giản là chứa xe ở các trung tâm thương mại thì cũng bị ô nhiễm nóng bức bởi mùi xăng xe và người ra vào. Với các tầng hầm được tận dụng để làm nhà kho, chứa đồ đạc, hàng hóa, lương thực phẩm thì còn ẩn giấu các mùi khó chịu, nấm mốc, vi khuẩn độc hại. Vì vậy, thông gió tầng hầm không chỉ để giảm lượng khí CO, mà còn giảm các các khí Radon độc hại (khí có khả năng gây ung thư phổi dù không hút thuốc)

Xem thêm: Hệ thống thông gió tòa nhà, chung cư, siêu thị

 

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn, lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm

 

 

Tính toán lưu lượng gió không khí cần trao đổi và bố trí nơi đặt thiết bị hợp lý.

 

Việc đầu tiên cần lưu ý trước khi thi công hệ thống thông gió tầng hầm là phải tính toán được thể tích không gian tầng hầm, lưu lượng gió cần cung cấp, lưu lượng khí thải và tốc độ luân chuyển không khí phù hợp. Sau đó phác thảo sơ đồ bố trí các ống gió, miệng gió tại cá vị trí thích hợp, đảm bảo thiết kế khoa học, hợp lý nhất. Phải chú ý đến kích thước các miệng gió và lưu lượng gió tại các nhánh cấp gió, hút gió để điều chỉnh khoảng cách các cửa gió hợp lý.

 

 

Thông thường các cửa hút gió/ cấp gió sẽ được đặt trên mặt bằng tầng hầm và có khoảng cách giữa các cửa của nhánh hút/cấp gió khoảng từ 3-6m. Để phân phối không khí tới đủ những nơi cần thiết các cửa gió có thể nối ống gió hoặc đặt trực tiếp trên ống.

 

Diện tích miệng gió phụ thuộc vào lưu lượng đã tính. Để giảm thiểu độ ồn tại các cửa cáp/hút gió cần được thiết kế sao cho tốc độ gió từ 1-3 m/s (tiêu chuần giảm độ ồn).

 

Cần giám sát các đường ống trên mặt bằng thi công, cần bố trí đáp ứng được hiệu quả thông gió với trở lực nhỏ nhất.

 

Ngoài ra, chiều cao ảnh hưởng rất lớn đến sự thông thoáng của tầng hầm. Số lượng xe cộ, máy móc thiết bị, người ra vào, nhiệt độ bên trong tầng hầm cũng rất quan trọng. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến bản thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm.

 

Thiết kế thông gió tầng hầm theo tiêu chuẩn – qui chuẩn Việt Nam – Từ A đến Z:

 

QCVN 08:2009/BXD

 

Phần 2: Gara ô tô; mục Thông gió và bảo vệ chống khói có quy định:

 

5.10 Trong các gara ngầm các hệ thống thông gió cần được tách riêng cho từng tầng.

 

5.11 Trong các ga ra dạng kín cần lắp đặt các thiết bị để đo nồng độ khí CO và các đầu

 

báo tín hiệu  kiểm tra khí CO  tương ứng đặt trong phòng có  nhân viên  trực suốt ngày

 

đêm.

 

5.13 Cần đặt hệ thống thông gió chống khói để đẩy sản phẩm cháy ra khỏi tầng bị cháy:

 

a) Từ các gian phòng lưu giữ xe;

 

b) Từ các đường dốc cách ly.

 

5.16 Khi cháy, thông gió trao đổi chung cần đảm bảo được ngắt.

 

Trình  tự  (thứ  tự)  mở  hệ  thống  bảo  vệ  chống  khói  cần  được  thực  hiện  trước  khi mở hệ thống thông gió hút (trước khi cấp).

 

5.17  Việc  điều  khiển  các  hệ  thống  bảo  vệ  chống  khói  cần  được  thực  hiện  tự  động  -  từ các  tín hiệu báo cháy, còn đối với điều khiển từ  xa - từ bảng điều khiển tự động, từ các

 

nút  bấm  hoặc  thiết  bị    khí  dùng  tay  được  đặt    lối  vào  tầng  của  ga  ra  hoặc  tại  các chiếu tới của thang bộ trên các tầng (trong các tủ phòng hoả).

 

5.18  Các  bộ  phận  của  các  hệ  thống  bảo  vệ  chống  khói  (quạt  thông  gió,  các  giếng,

 

đường ống gió, các van, các thiết bị hút khói v.v…) phải phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn áp

 

dụng.

 

Trong  các  hệ  thống  thông  gió  chống  khói  hút  các  van  chống  cháy  (kể  cả  van

 

khói)  phải    sức  cản  thẩm  thấu  khí  khói  không  nhỏ  hơn  8000  KG-1. m-1 cho 1 m2 diện

 

tích tiết diện đi qua.

 

5.19 Khi xác định các thông số cơ bản của thông  gió chống khói cấp - hút cần phải tính

 

toán đến các dữ liệu đầu vào sau đây:

 

- Sự xuất hiện đám cháy (sự bùng cháy của 1 ô tô hoặc cháy tại một trong những

 

gian  phụ  trợ  theo 4.3)    các  ga  ra  trên  mặt  đất  tại  tầng  điển  hình  phía  dưới,  còn    ga ra ngầm – tại các tầng điển hình trên và dưới;

 

-  Các  đặc  trưng  hình  học  của  tầng  điển  hình    diện  tích  sử  dụng,  năng  lực  tiếp nhận, diện tích các kết cấu bao che;

 

- Tải trọng cháy riêng;

 

-  Vị  trí  các  lỗ  cửa  của  các  lối  thoát  hiểm  (được  mở  từ  tầng  cháy  đến  lối  ra  bên ngoài);

 

- Các thông số không khí bên ngoài.

 

 

 

TCVN 5687-2010

 

Phần Phụ lục G (Quy định): Lưu lượng không khí ngoài trời (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí có quy định như sau:

 

Loại phòng, công trình

Số lần (bội số) trao đổi không khí

Lần/giờ

Sảnh, hành lang, cầu thang, lối ra**

4

Ga ra ô tô

6*

*Áp dụng đối với chiều cao phòng 2,5m, khi chiều cao phòng trên 2,5m, phải tính theo tỷ lệ chiều cao.

**Sảnh có diện tích dưới 10m2 không đòi hỏi phải có thông gió cơ khí.

Đối với phòng trong tầng hầm, bội số trao đổi không khí có thể tang thêm từ 20% đến 50%.

 

 

 

 

Mục 6. Bảo vệ chống khói khi có cháy có các quy định:

 

6.1. Hệ thống TG sự cố để thải khói khi có hỏa hoạn (sau đây gọi là TG thoát khói) phải được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người từ trong nhà thoát ra ngoài vào giai đoạn đầu khi đám cháy xảy ra ở một phòng bất kỳ nào đó của công trình.

 

6.4. Lưu lượng khói, tính bằng kg/h, được hút thải từ hành lang hay sảnh cần được xác định theo tính toán hoặc theo Phụ lục L, nhận trọng lượng riêng của khói bằng 6 N/m3, nhiệt độ khói 300 0C và không khí nhập vào qua cửa đi thông ra khung cầu thang hay thông ra ngoài trời.

 

Đối với cửa đi hai cánh thì diện tích cửa tính toán lấy bằng diện tích mở cánh lớn.

 

6.7. Lưu lượng khói thải trực tiếp từ không gian phòng cần được xác định theo tính toán hay theo Phụ lục L:

 

a) Theo chu vi vùng cháy G, kg/h;

 

b) Theo yêu cầu bảo vệ các cửa thoát nạn khỏi bị khói tràn ra ngoài phạm vi của chúng G, kg/h.

 

            Phụ lục L-phần L.2 như sau:

 

Lưu lượng khói G, kg/h, thải ra từ không gian phòng cần được xác định theo chu vi vùng cháy.

 

Lưu lượng khói đối với các phòng có diện tích dưới 1 600 m2 hay đối với bể khói cho phòng có diện tích lớn hơn (xem 6.8) cần được xác định theo công thức:

 

G = 678,8 Pfy1,5Ks                              (L.3)

 

trong đó:

 

Pf là chu vi vùng cháy trong giai đoạn đầu, m, nhận bằng trị số lớn nhất của chu vi thùng chứa nhiên liệu hở hoặc không đóng kín, hoặc chỗ chứa nhiên liệu đặt trong vỏ bao từ vật liệu cháy.

 

Đối với các phòng có trang bị hệ thống phun nước chữa cháy (sprinkler), thì lấy giá trị Pf = 12 m. Nếu chu vi vùng cháy không thể xác định được thì cho phép xác định chu vi này theo công thức:

 

4 ≤ Pf = 0,38A0,5 ≤ 12                         (L.4)

 

trong đó:

 

A là diện tích của gian phòng hay của bể chứa khói, tính bằng mét vuông (m2);

 

y là khoảng cách, tính bằng m, từ mép dưới của vùng khói đến sàn nhà, đối với gian phòng lấy bằng 2,5 m, hoặc đo từ mép dưới của vách lửng hình thành bể chứa khói đến sàn nhà;

 

Ks là hệ số, lấy bằng 1,0; còn đối với hệ thống thải khói bằng hút tự nhiên kết hợp với chữa cháy bằng hệ phun nước sprinkler thì lấy K = 1,2.

 

CHÚ THÍCH: Với trị số vùng cháy Pf lớn hơn 12 m hay khoảng cách y lớn hơn 4 m thì lưu lượng khói phải được xác định theo L.3

 

Chọn các vị trí thi công hệ thống thông gió hợp lý

 

 

Để giúp cho mọi không gian, ngóc ngách trong tầng hầm đều được hút sạch bụi bẩn, khí độc và trao đổ không khí tươi mát vào bên trong mà vẫn tránh được tiếng ồn khó chịu đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải tính toán vị trí lắp đặt các loại quạt, ống gió, miệng gió hợp lý.

 

Ví dụ: Thi công quạt  Jet Fan

 

 

Không nên lắp đặt các loại quạt thông gió tầng hầm ở vị trí có nhiều người qua lại hoặc ngang đầu người vì lực hút và độ ồn của quạt ảnh hưởng tới sức khỏe thính giác của con người, rất dễ bị ù tai. Nên bố trí quạt ở vị trí cao hơn đầu người hoặc các chân tường, những nơi không có hoặc rất ít người qua lại.

Xem thêm: Tìm hiểu về quạt thông gió công nghiệp

 

Đảm bảo nguồn điện nơi thi công hệ thống thông gió tầng hầm luôn hoạt động ổn định

 

Việc đảm bảo nguồn điện hoạt động cho hệ thống thông gió tầng hầm luôn ổn định cần phải tính toán kỹ lưỡng lượng điện tiêu thụ, lượng điện vận hành. Cần đảm bảo có nguồn diện thay thế để hệ thống hoạt động bình thường liên tục ngay cả khi nguồn điện chính xảy ra sự cố không mong muốn.

 

Lựa chọn đơn vị thi công và lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm uy tín

Hoàn tất công trình dây chuyền sản xuất bột gạo - Nhà máy Bột Mì Đại Nam

 

Để tìm được một đơn vị thi công hệ thống thông gió tầng hầm tốt chúng ta cần chú ý đến thời gian tồn tai của công ty đó, đội ngũ kỹ sư, quy chế vận hành, và giá cả phù hợp. Hiệu suất và độ bền của cả hệ thống sẽ do bên thiết kế, thi công có đảm bảo đủ chuyên môn và kỷ luật khi thi công hay không. Một đơn vị có kinh nghiệm, có kiến thức và nhiệt tình như Nghệ Năng nên là sự lựa chọn hơn cả.

 

Các tiêu chuẩn thông gió tầng hầm thường được áp dụng

 

Hiện nay các hệ thống thông gió tầng hầm ở Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: TCVN 5687-2010 QCVN 08:2009/BXD

 

Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất công trình rất nhiều chủ đầu tư có tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài như:  PC13 - Singapore, tiêu chuẩn Ashrae 62.2 – Hoa Kỳ , tiêu chuẩn BS EN 12101 – Vương Quốc Anh…

 

Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan tới thi công hệ thống thông gió tầng hầm cơ bản. Nếu bạn đang có như cầu tìm đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống thông gió tầng hầm hãy liên hệ với Nghệ Năng theo hotline 0902818085 để được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp tư vấn tận tình nhất nhé. Với 26 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành khí động học đồng thời là nhà sản xuất thương hiệu quạt công nghiệp thương hiệu iFan có tiếng trên thị trường Nghệ Năng cam kết luôn mang đến cho khách hàng giải pháp tốt, chi phí tối ưu nhất.

 

 

Ý kiến bạn đọc